MỘ THẦY SÀI NẠI

10/10/2023

Lượt xem: 361

Z
ảnh hiển thị
1/15

Mộ thầy Sài Nại tọa lạc trên một gành đá nhô ra biển có tên gọi là Doi Thầy ở về phía Đông Bắc đảo Phú Quý, thuộc địa phận xã Long Hải. Mộ nằm cách UBND xã Long Hải 2km về hướng Nam, cách trung tâm huyện Phú Quý 3,5km về hướng Đông và cách cảng Phú Quý 4km về hướng Đông Bắc. Từ cảng Phú Quý, du khách theo con đường nhựa liên xã Tam Thanh - Long Hải khoảng 3km là đến thôn Đông Hải, từ đây rẽ phải về hướng Đông trên đường Lê Lai khoảng 1km là đến mộ Thầy.


          Trên đảo Phú Quý từ trước đến nay, trong số các thiết chế tín ngưỡng văn hóa có từ lâu đời thì đền thờ, lăng mộ và truyền thuyết gắn với công chúa Bàn Tranh và thầy Sài Nại đã trở nên hết sức linh hiển và gắn chặt với đời sống tâm linh đối với người dân trên đảo. Truyền thuyết về thầy Sài Nại được người dân Phú Quý lưu truyền theo 2 nội dung khác nhau sau đây:

          Truyền thuyết thứ nhất kể rằng: Thầy Sài Nại là nhà địa lý thiên văn người Hoa, Ông thường theo các thuyền buôn của người Hoa vượt đại dương đến nhiều nước để hành nghề. Tình cờ trong một chuyến hành trình, Ông và các thủy thủ ghé vào đảo Phú Quý để nghỉ ngơi và mới phát hiện đây là vùng địa linh so với các hòn đảo khác mà Ông đã tới. Khi rời đảo, Ông đã thổ lộ ước nguyện của mình với gia đình và các thủy thủ đoàn là sau khi qua đời hãy đưa tro cốt của Ông tới đảo Phú Quý an táng.

          Ngày mùng 4 tháng tư năm Nhâm Thìn thầy Sài Nại qua đời, tro cốt của Ông được một đoàn thuyền buồm xuất phát từ biển Bắc di lý về phương Nam và đưa lên đảo Phú Quý an táng vào ban đêm, rồi đoàn thuyền rời đảo ngay trong đêm hôm đó mà không ai trên đảo hay biết. Sáng hôm sau người dân trên đảo rất ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều hương đèn, hoa quả, trà rượu, heo gà tại khu vực gành đá ở sát biển (nơi mộ thầy Sài Nại hiện nay). Tin đồn lan nhanh khiến người dân tò mò kéo đến xem rất đông và người ta phát hiện có một chiếc khạp sành đựng tro cốt người được chôn tại đây.

          Truyền thuyết thứ hai kể rằng: thầy Sài Nại là thương gia người Hoa ở thế kỷ XVI, Ông thường theo các thương thuyền vượt biển đến nhiều nước để buôn bán. Ngoài nghề buôn bán, Ông còn là thầy thuốc giỏi. Trong một chuyến buôn bán, thuyền của Ông bị bão tố đẩy dạt lên đảo Phú Quý. Trong những ngày trú ẩn trên đảo, Ông đã gặp công chúa Bàn Tranh, hai người kết nghĩa chị em và từ đó Ông ở lại đảo Phú Quý sinh sống, hành nghề bốc thuốc chữa bệnh giúp đỡ dân nghèo. Sau khi qua đời, Thầy được người dân trên đảo an táng tại khu vực gành đá (Doi Thầy).

          Mộ thầy Sài Nại:Nhìn từ phía đối diện vào thì Mộ Thầy tọa lạc bên tả, Mộ được xây bằng nhiều lớp đá san hô chồng lên nhau theo dạng hình trụ tròn có đường kính 2,2m; cao 90cm và thành Mộ dày 55cm. Phía sau Mộ là Am thờ Thầy được xây theo dạng nhà 2 nóc nối liền nhau. Nằm về bên phải của Am thờ là nhà Khách và phía sau là nhà Khói. Hàng năm tại mộ thầy Sài Nại diễn ra 2 kỳ tế lễ chính vào tháng giêng và tháng bảy Âm lịch. Người dân trên đảo tề tựu về đây rất đông để dâng hương tưởng niệm và khấn bái cầu mong thầy Sài Nại bảo bọc, chở che cho họ làm ăn phát đạt, no đủ và cuộc sống giũa đảo xa bình an.

          Lễ hội Mộ thầy liên quan đến lễ hội đền thờ thầy Sài Nại diễn ra vào ngày mùng 4 tháng tư Âm lịch hàng năm, luôn thu hút hầu hết người dân khắp các làng trên đảo về đền tham dự. Sáng sớm ngày diễn ra lễ hội, làng đang trong phiên trách thờ phụng, cúng tế sẽ tổ chức đoàn lễ nghinh rước sắc phong thầy Sài Nại và công chúa Bàn Tranh từ làng mình đến đền thờ thầy Sài Nại. Đoàn rước được tổ chức theo nghi thức dân gian truyền thống, có đủ các loại cờ lễ, bát bửu, nhạc lễ, kiệu lễ, tàng, lọng với hàng trăm người tham gia.

          Lễ vật dâng tế lên thầy Sài Nại tại đền thờ gồm có bò, heo, gà, hương đèn, trà rượu, hoa quả, việc tế lễ diễn ra theo nghi thức xưa hết sức long trọng. Kết thúc lễ hội, làng đến phiên trách thờ phụng, cúng tế công chúa Bàn Tranh và thầy Sài Nại sẽ nhận sắc phong và tổ chức đoàn lễ trân trọng nghinh rước sắc phong về làng mình thờ phụng trong niềm hân hoan, vui mừng và vinh dự của mọi người dân trong làng. Đây cũng là nỗi niềm mong đợi, ước ao của người dân trong làng sau nhiều năm sắc thần được luân chuyển sang các làng khác lưu giữ, thờ phụng.

          Đền thờ và mộ thầy Sài Nại chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa khá đặc sắc. Những truyền thuyết liên quan đến thầy Sài Nại được lưu truyền đến tận hôm nay gắn liền với lịch sử khai lập và nguồn gốc dân cư trong buổi đầu đến tiếp quản và xây dựng cuộc sống trên đảo Phú Quý.

          Nói đến đền thờ và mộ thầy Sài Nại là nói đến những giá trị mang đậm tính nhân văn. Đến nay người dân trên đảo vẫn tin rằng sau khi quy thiên, Thầy hóa thành vị thần rất hiển linh. Hiện thân của Thầy là 3 tiếng sấm nổ vang và sau đó xuất hiện một ánh hào quang sáng rực như mặt trời. Người dân trên đảo từ trước đến nay luôn tin tưởng vào sự linh ứng và trợ giúp của Thầy. Rất nhiều người cho rằng chính họ đã được Thầy cứu giúp để vượt qua những cơn nguy biến, nhất là trong những chuyến biển đầy phong ba bão tố hay trong lúc chiến tranh hoạn lạc. Mỗi khi gặp nạn, người dân cầu khấn, thầm niệm câu: “thầy Sài Nại thông linh chiêu ứng mặc chất đoan túc gia tặng dực bảo trung hưng tiết kinh quang ý trung đẳng thần phù hộ…” thì Thầy sẽ xuất hiện ứng cứu.

         Sự linh ứng trong việc trợ giúp dân làng của thầy Sài Nại đã được các vua triều Nguyễn ghi nhận và đã ban tặng cho Thầy 8 sắc phong và truyền chỉ cho dân chúng các làng trên đảo phải phụng thờ Thầy cho thật chu đáo. Lâu nay, việc lưu giữ, thờ phụng sắc phong, trông nom và cúng tế tại đền thờ thầy Sài Nại và công chúa Bàn Tranh được luân phiên giữa các làng trên đảo theo trình tự. Mỗi làng cúng tế 1 năm, thời điểm giao phiên từ làng này qua làng khác là vào ngày mùng 4 tháng tư Âm lịch. Đây là nét đẹp văn hóa độc đáo, hiếm thấy so với những nơi khác trong đất liền. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật nên đền thờ thầy Sài Nại được UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2010.


x
khach du lich img
Du khách
Đăng ký
Đăng nhập
cty du lich img
Nhà cung cấp dịch vụ
Đăng ký
Đăng nhập

Tiêu chí tham gia Trang vàng
Du lịch Việt Nam

1. Tự nguyện đăng ký tham gia chương trình Du lịch Việt Nam. Tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành QĐ718 – 2017.pdf

2. Thực hiện Chế độ báo cáo thống kê du lịch ban hành theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3. Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ công khai

4. Chấp nhận thanh toán điện tử, giao dịch sử dụng thẻ Thẻ du lịch

5. Cam kết sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, có chương trình ưu đãi cho khách du lịch

6. Có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, phản ánh của khách du lịch qua ứng dụng Du lịch Việt Nam

x
khach du lich img
Du khách
Thông báo
Mã thẻ của bạn chưa được kích hoạt.
Bạn có muốn kích hoạt mã thẻ?
Hủy
Đồng ý

Thông báo

Thông tin nhập không hợp lệ hoặc không có tài khoản trùng khớp. Vui lòng kiểm tra lại

Chưa có Thẻ du lịch?

Quên mật khẩu
Quên mật khẩu

ĐĂNG KÝ THẺ DU LỊCH:

thẻ việt
Tổng đài hỗ trợ người dùng:
x
khach du lich img
Lấy lại mật khẩu

x
ic ctydulich
Nhà cung cấp dịch vụ

Nhập mã OTP đã gửi về Số điện thoại/Email đăng ký

Quên mật khẩu
x
x
qr code