28/12/2024 14:52:56
Lượt xem: 718
(TITC) - Đền Sái là một cụm di tích gồm đền Sái, đình Thụy Lôi, đền thượng, đền Tiến sĩ Lê Tuấn Mậu nằm cạnh đỉnh Thất Diệu Sơn thuộc thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Đền được cho là đang lưu giữ bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Năm 1986, Bộ VHTT đã có quyết định công nhận di tích và danh lam thắng cảnh đối với cụm di tích đền Sái.
Đền Sái ở xã Thụy Lâm huyện Đông Anh. Ảnh TITC
Cụm di tích đền Sái tương truyền được xây dựng từ thời An Dương Vương. Cụ du tích đến Sái bao gồm đền Sái thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, được đặt trên đỉnh núi hòa với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, có lịch sử gắn liền mật thiết với khu di tích thành Cổ Loa. Đình Thụy Lôi có kiến trúc cổ đồ sộ, nhiều cột lớn, mái uốn đao cong, được trang trí, chạm khắc tinh xảo; là đình lớn nhất huyện Đông Anh ngày nay. Đền thượng thờ đức Chân lại Cao sơn Đại vương Thượng đẳng thần; tương truyền người này là em ruột vua tổ Hùng vương. Đền thờ Tiết nghĩa Đại vương thờ T. Lê Tuấn Mậu. Trên đền Sái còn có giếng cô tiên, nước không bao giờ cạn. Ngày nay, du khách đến đến Sái sẽ được hòa mình trong không khí trong lành, được thỏa sức tìm hiều những nét cổ kính trong kiến trúc, cùng nhiều câu chuyện dân gian đặc sắc.
Giếng cô tiên ngự trên một mỏm đá được cho là không bao giờ cạn. Ảnh TITC
Tương truyền, xã Thụy Lôi xưa còn có tên gọi khác là Ma Lôi. Ở địa phận Ma Lôi có ngọn Vũ Dương Sơn cảnh trí thiên nhiên vô cùng tươi đẹp; trên núi có giếng tiên (tiên tỉnh), ao tiên (tiên trì), dấu móng ngựa tiên (mã đề tiên tích). Khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa, bị kê tinh trên đỉnh Thất Diệu Sơn quấy phá, thành xây mãi không thành. An Dương Vương đã khẩn cầu thần linh giúp đỡ và được thần Kim Quy đến giúp trừ yêu ma. Khi trừ yêu ma xong quay về, ngang qua Vũ Dương Sơn, thấy có phiến đá in dấu chân người, An Dương Vương hỏi thần Kim Quy, thần bảo đấy là nơi Đức Huyền thiên giáng lâm, vì nước trừ yêu ma để nhân dân phía bắc sống an cư, lạc nghiệp. Cảm công đức của Đức Huyền thiên, An Dương Vương đã đến Vũ Dương Sơn xây đền, đắp tượng thờ thần, hiệu là Cung Kim Khuyết; cải tên xã Ma Lôi thành Xuân Lôi. An Dương Vương còn cấp tự điền cho dân xã trông nom thờ cúng, cứ đầu xuân, vua quan cùng đến bái yết. Về sau, thấy đi lại tốn kém của dân nên giao cho dân xã Xuân Lôi thay mặt vua thực hành nghi lễ, hìn thành nên tục vệ giả thiên tử.
Tục rước vua giả là một điểm đặc biệt ở đền Sái vẫn còn lưu truyền đến ngày nay. Ảnh sưu tầm
Có tích lại cho rằng đền Sái nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội). Khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ. Nhưng kê tinh tác quái, giả tiếng gà gáy sáng làm các cô tiên vội vã bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành. Khi các cô tiên vội vã quay về trời, đã quăng những gánh đất hình thành nên Thất Diệu Sơn. Trên Thất Diệu Sơn có mạch nước trong vắt, mát mẻ quanh năm. Theo các cụ cao niên trong làng, mạch nước nhỏ, nằm trên mõm đá, nhưng không bao giờ cạn, nên được gọi là giếng cô tiên. Về phần kê tinh, bị thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay tiêu diệt, nên An Dương Vương mới xây xong thành Cổ Loa. Cảm công đức, vua sai đắp tượng, lập đền thờ trên đỉnh Thất Diệu Sơn; vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết. Xét thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả; hàng năm, lễ rước diễn ra vào 11/1 âm lịch.
Du khách thường múc nước ở giếng cô tiên để rửa mặt hoặc uống và cho là làm khỏe người. Ảnh TITC
Lễ hội đền Sái diễn ra vào tháng 11 âm lịch hàng năm; điểm nhấn là tục rước vua giả. Vào ngày 11 tháng giêng âm lịch hàng năm, dân làng lại chọn ra một người có đủ tài đức và có uy tín đóng vai vua và các quan tứ trụ cận vệ như Trấn thủ, Tán lý, Đề lĩnh, Thự vệ để làm lễ rước; thay mặt vua thực hành nghi vệ Thiên tử, làm cho mạch nước bền dân cư yên ổn mãi mãi. Ngày nay, tục rước vua giả vẫn còn được duy trì; người được chọn làm vua phải là các cụ cao niên ngoài 70 tuổi trong làng; khoẻ mạnh, còn đủ cụ ông, cụ bà; chúa và các quan đều là những cụ cao niên, có đức độ, có uy tín trong dân. Đây được xem là một lễ hội đặc sắc và độc đáo của nước ta.
Trung tâm Thông tin du lịch
Thẻ bài viết: đền sái , giếng cô tiên , thành cổ loa , đình Thụy Lôi , Thất Diệu Sơn , Vũ Dương Sơn , Ma Lôi , Thụy Lâm , Đông Anh
Nguồn bài viết: https://vietnamtourism.gov.vn/post/60450
1. Tự nguyện đăng ký tham gia chương trình Du lịch Việt Nam. Tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành QĐ718 – 2017.pdf
2. Thực hiện Chế độ báo cáo thống kê du lịch ban hành theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
3. Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ công khai
4. Chấp nhận thanh toán điện tử, giao dịch sử dụng thẻ Thẻ du lịch
5. Cam kết sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, có chương trình ưu đãi cho khách du lịch
6. Có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, phản ánh của khách du lịch qua ứng dụng Du lịch Việt Nam